Kế toán tổng hợp là quá trình thu thập, ghi nhận, phân tích và báo cáo thông tin tài chính của một doanh nghiệp. Xử lý tất cả các hoạt động kế toán của một doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như quản lý và phân loại các giao dịch tài chính, tạo báo cáo tài chính. Chuẩn bị bảng cân đối kế toán, các báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vậy kế toán tổng hợp là gì và quy trình kế toán tổng hợp là như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết đây.
Kế toán tổng hợp là gì?
Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng, phụ trách các mảng kế toán trong doanh nghiệp. Thực hiện các công việc lưu trữ, phản ánh và thống kê một cách tổng quát các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Công việc của một kế toán tổng hợp là gì?
Nhìn chung, công việc của một kế toán tổng hợp khá nhiều và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Công việc đòi hỏi sự bao quát thông suốt từ thu thập đến xử lí dữ liệu. Cụ thể công việc của một kế toán tổng hợp như sau:
Thu thập và phân loại các thông tin tài chính: Kế toán tổng hợp thu thập và phân loại các thông tin tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các giao dịch mua bán, chi phí, thu nhập, thuế và các khoản phải trả.
Chuẩn bị báo cáo tài chính: Kế toán tổng hợp phải chuẩn bị báo cáo tài chính như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài sản và nợ phải trả.
Quản lý số liệu kế toán: Kế toán tổng hợp quản lý các số liệu kế toán của doanh nghiệp, đảm bảo chính xác, đầy đủ dữ liệu.
Lập và kiểm tra bảng cân đối kế toán: Kế toán tổng hợp cần lập và kiểm tra bảng cân đối kế toán để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của số liệu kế toán.
Thực hiện kiểm toán: Kế toán tổng hợp phải hỗ trợ cho các hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các báo cáo tài chính.
Điều chỉnh, bổ sung các thông tin kế toán: Kế toán tổng hợp phải thực hiện các điều chỉnh, bổ sung các thông tin kế toán cần thiết. Để đáp ứng các yêu cầu của định mức kế toán và các quy định pháp luật.
Quy trình kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp
Quy trình kế toán tổng hợp bao gồm các bước làm việc liên tục theo một quy trình nhất định.
- Quá trình kinh doanh sẽ phát sinh ra một số nghiệp vụ kinh tế – tài chính hay các giao dịch. Nhiệm vụ của kế toán là tạo ra các chứng từ kế toán để chứng minh sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.
- Đầu tiên kế toán sẽ lập hoặc thu nhận chứng từ gốc. Chứng từ gốc là chứng từ kế toán được lập vào thời điểm phát sinh giao dịch. Đây sẽ là bộ phận pháp lý để bộ phận kế toán tiến hành ghi nhận sau khi đã kiểm tra chứng từ và phân tích các giao dịch.
- Bước kế tiếp trong quy trình là tiến hành ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản và sổ sách.
- Đây là hai bước quan trọng bắt buộc kế toán phải thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình. Bởi vì mỗi đơn vị có rất nhiều giao dịch xảy ra và nhiệm vụ của kế toán là nhận biết và ghi chép lại đầy đủ các giao dịch đó.
- Các bước còn lại trong quy trình kế toán tổng hợp là khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
Những lưu ý khi làm kế toán tổng hợp
- Do đặc thù liên quan đến sổ sách và các quy định pháp luật, kế toán tổng hợp thường phải tuân thủ nhiều quy định và yêu cầu nghiêm ngặt sau đây:
Tính chính xác và đầy đủ: Kế toán tổng hợp phải đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin kế toán, để tránh sai sót trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp. - Tuân thủ quy định pháp luật: Kế toán tổng hợp cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thuế và quản lý tài chính.
- Kiểm soát chi phí: Kế toán tổng hợp cần kiểm soát chi phí để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận.
- Chỉ định tài khoản kế toán đúng: Kế toán tổng hợp phải biết chỉ định đúng các tài khoản kế toán. Để ghi nhận đầy đủ các giao dịch kinh tế, tránh sai sót trong quá trình ghi sổ sách.
- Sử dụng phần mềm kế toán hiệu quả: Kế toán tổng hợp cần sử dụng phần mềm kế toán hiệu quả để tăng tính chính xác, tốc độ và hiệu quả của quy trình kế toán.
- Liên tục cập nhật kiến thức: Kế toán tổng hợp cần liên tục cập nhật kiến thức mới. Và tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn.